Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Những bước đi sai lầm của quỹ đầu tư Thành Việt

Những bước đi sai lầm của quỹ đầu tư Thành Việt

mua nhà,bán nhà


Những bước đi sai lầm của quỹ đầu tư Thành Việt 30/10/2012 | 08:28Công ty đã mở rộng hoạt động tự doanh và đây có lẽ là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng mất gần hết vốn chủ sở hữu. Tuần qua, Ủy ban chứng khoán Nhà nước chính thức đặt Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư Thành Việt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt kể từ ngày 23/10 đến ngày 23/4/2013. Đây là công ty quản lý quỹ đầu tiên trong số 46 công ty quản lý quỹ được Ủy ban chứng khoán cấp phép bị rơi vào tình trạng này. Vì sao Thành Việt ghi dấu ấn buồn như vậy và liệu sau Thành Việt sẽ còn bao nhiêu công ty quản lý quỹ nữa bị kiểm soát đặc biệt? Đó là những câu hỏi được đặt ra trong bài viết này. Thời hoàng kim Được thành lập từ năm 2004 theo giấy phép do Ủy ban chứng khoán cấp, Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư Thành Việt (TVMC) được biết đến như là công ty quản lý quỹ đầu tư chuyên nghiệp đầu tiên của người Việt được cấp Giấy phép số 02, sau công ty đầu tiên là Công ty quản lý quỹ VFM. Thời hoàng kim, TVMC từng quản lý gần 4.000 tỷ đồng (gần 200 triệu USD) thông qua hai quỹ đầu tư dạng đóng là quỹ đầu tư chứng khoán Sài Gòn A1 (SFA1), quỹ đầu tư chứng khoán Sài Gòn A2 (SFA2) và quản lý danh mục ủy thác đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với mức vốn điều lệ ban đầu chỉ có 11 tỷ đồng, sau một thời gian ngắn, TVMC đã tăng vốn lên 88 tỷ đồng. Điều đáng nể ở TVMC là có một danh sách dài các khách hàng là các tổ chức tài chính lớn, uy tín trong nước, như Công ty tài chính dầu khí Việt Nam, Công ty tài chính bưu điện, Công ty tài chính Vinashin, Công ty tài chính Handico, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội, Công ty bia Sài Gòn, Công ty bia Hà Nội, Công ty Kinh Đô, Công ty Hoàng Anh Gia Lai… Bên cạnh đó, theo TVMC, công ty còn có sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân Nhật và Mỹ. Hầu hết trong các khách hàng trên là những nhà đầu tư góp vốn vào 2 quỹ đầu tư của TVMC là SFA1 và SFA2, hoặc từng ủy thác đầu tư cho TVMC quản lý. Tuy nhiên, cả 2 quỹ này dường như chỉ mang lại lợi ích cho nhà đầu tư trong năm đầu hoạt động, còn sau đó, là chuỗi ngày thua lỗ, mất vốn, gây ra những thiệt hại không nhỏ cho nhà đầu tư. Tháng 10/2006, SFA1 được cấp phép hoạt động với quy mô vốn 33,35 tỷ đồng, thời gian hoạt động 5 năm. Sau 5 năm, đến kỳ thanh lý quỹ (tháng 7/2011), giá trị tài sản ròng của SFA1 chỉ còn 8,7 tỷ đồng. Nhà đầu tư cứ góp 10.000 đồng (chưa kể phí phát hành) vào SFA1 năm 2006 thì đến năm 2011 được nhận lại 2.600 đồng. Tuy vậy, những người góp vốn vào SFA1 có lẽ còn "may" hơn người góp vốn vào SFA2 (vốn điều lệ 500 tỷ đồng), bởi ở thời điểm đóng quỹ là 16/3, giá trị tài sản trả lại cho người góp vốn chỉ vẻn vẹn 1.900 đồng/chứng chỉ quỹ (mệnh giá 10.000 đồng). Quỹ SFA2 còn một số tài sản tồn đọng chưa thanh lý, nếu thanh lý được, nhà đầu tư sẽ được nhận thêm một khoản nữa, nhưng cũng chỉ ở mức rất thấp. Không riêng 2 quỹ đầu tư SFA1 và SFA2 chịu lỗ lớn, gây mất mát không nhỏ cho các nhà đầu tư góp vốn, bản thân TVMC cũng bị lỗ rất nặng sau 5 năm hoạt động trên thị trường. Quản lý 2 quỹ thành viên với quy mô tổng cộng trên 500 tỷ đồng và khối tài sản ủy thác có thời điểm lên tới 4.000 tỷ đồng, khoản phí quản lý mà TVMC thu được hàng năm là không nhỏ (công ty thu 1,5-3,5% giá trị tài sản quản lý thường xuyên hàng năm và thu thêm 20-30% giá trị tăng trưởng hàng năm trên tài sản được quản lý). Tuy nhiên, với vốn điều lệ khá lớn (88 tỷ đồng), công ty đã mở rộng hoạt động tự doanh và đây có lẽ là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng mất gần hết vốn chủ của TVMC. Theo báo cáo tài chính tại thời điểm 31/12/2011, TVMC phải ghi nhận khoản lỗ lũy kế 83,54 tỷ đồng, khiến vốn chủ sở hữu của công ty chỉ còn 4,46 tỷ đồng. Mất an toàn tài chính là lý do chính khiến TVMC bị Ủy ban chứng khoán đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, với yêu cầu phải khắc phục tình trạng này trong thời gian 6 tháng. Nếu đến ngày 23/4/2013, công ty vẫn không khắc phục được thì khả năng hiện hữu là TVMC sẽ bị đình chỉ hoạt động theo như quy định tại Thông tư 226/2010/TT-BTC. TVMC là công ty quản lý quỹ đầu tiên bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, nhưng theo tìm hiểu nhiều công ty quản lý quỹ khác cũng trong tình trạng "bê bết" như TVMC và khả năng cao sẽ có thêm những cái tên mới bị kiểm soát đặc biệt trong thời gian tới. Tương lai mịt mờ Ra đời năm 2006, TVMC đã từng "nổi như cồn" khi trong thời gian ngắn huy động được vốn lập 2 quỹ thành viên, với mục tiêu đến năm 2015 sẽ nâng tổng giá trị tài sản quản lý lên 1 tỷ USD. TVMC xây dựng công ty trên quan điểm kinh doanh "cùng nhau có lợi" để biến công ty thành "đại gia đình" (cổ đông, khách hàng, nhà đầu tư, đối tác), phát triển bền vững cả về tinh thần và vật chất. Tuy nhiên, thực tế khắc nghiệt của thị trường chứng khoán cùng những bước đi sai lầm trong đầu tư của TVMC đã khiến những ước mơ đẹp đẽ nói trên lùi xa về quá khứ. Trao đổi với ông Cù Hải Long, Tổng giám đốc TVMC cho biết, với tình trạng tài chính hiện tại, tương lai TVMC rất khó nói lúc này. Theo ông Long, tương lai TVMC phụ thuộc vào quyết định của Hội đồng quản trị, việc của ông bây giờ là phải xử lý những vấn đề đang tồn tại tại công ty. Khi đặt câu hỏi, liệu có cách nào giúp TVMC vượt qua tình trạng mất an toàn tài chính hiện nay để trở lại hoạt động bình thường không, ông Long thẳng thắn trả lời là chưa tìm ra một con đường nào cả, bởi hiện trạng tài chính của TVMC hiện rất yếu, trong khi thị trường chứng khoán vẫn suy giảm mạnh, không tạo cơ hội nào cho các tổ chức tài chính. Thị trường chứng khoán suy giảm liên tục kể từ năm 2007 là nguyên nhân khách quan dẫn đến đại đa số nhà đầu tư, cả tổ chức và cá nhân thua lỗ. Với khối công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ, 2 khối này đều phải chịu sự giám sát về sức khỏe tài chính từ Ủy ban chứng khoán thông qua cùng một văn bản pháp lý là Thông tư 226/2010/TT-BTC. Tuy nhiên, do khối công ty quản lý quỹ không có công ty nào niêm yết hay đăng ký giao dịch, các công ty này cũng không phải công bố báo cáo ra công chúng hàng quý như công ty chứng khoán, nên dư luận gần như không nắm rõ hiện trạng tài chính của các công ty quản lý quỹ nói chung. Nếu khối công ty chứng khoán đã có gần 10 công ty bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, trong đó có 2 công ty đã bị đình chỉ hoạt động 6 tháng (công ty chứng khoán Hà Nội, công ty chứng khoán?Trường Sơn), thì trong khối công ty quản lý quỹ, TVMC là hiện tượng đầu tiên. Khối công ty quản lý quỹ có 46 công ty được Ủy ban chứng khoán cấp phép hoạt động, nhưng có tới 20 công ty không thể huy động được quỹ để quản lý, tức là không thực hiện được chức năng chính yếu nhất. Trong khi nhà quản lý vẫn đang dành nhiều nỗ lực xây dựng hành lang pháp lý cho những sản phẩm quỹ mới như quỹ mở, quỹ bất động sản, quỹ ETF thì hiện trạng khó khăn của ngành quản lý quỹ như một bức tranh tương phản, đang bắt đầu lộ diện. Nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển ngành quản lý quỹ, phát triển nhà đầu tư chuyên nghiệp làm trụ cột cho thị trường chứng khoán Việt Nam, việc cần nhất là minh bạch hiện trạng tài chính của các công ty quản lý quỹ, những thực thể quá yếu cần phải loại bỏ, đồng thời cần có một đánh giá thấu đáo và thiết thực, để tìm ra giải pháp hỗ trợ khối công ty này trụ lại và vươn lên. "Chỉ riêng chính sách thuế, chúng tôi đã nói nhiều, mà không có chuyển biến", Chủ tịch một công ty quản lý quỹ nói.Thị trường khó khăn đó là lý do khách quan khiến nhiều quỹ đầu tư, nhiều công ty quản lý quỹ bị thua lỗ. Tuy nhiên, trong nội ngành chứng khoán, tài chính, cũng cần phải nhận thấy có những nguyên nhân chủ quan, khiến khối công ty này chưa thể phát triển được. Chỉ riêng chính sách thuế cho nhà đầu tư vào quỹ, chắc chắn không ít lần, công ty chúng tôi, Câu lạc bộ quản lý quỹ đã kiến nghị, đã tổ chức hội thảo hoặc trao đổi bên lề để mổ xẻ, phân tích với Ủy ban chứng khoán, với Bộ Tài chính về sự bất cập và mong muốn thay đổi, nhưng đâu vẫn hoàn đấy, chẳng có sự chuyển biến nào. Với chính sách như vậy, dù có cho phép mở quỹ bất động sản, quỹ ETF hay sản phẩm quỹ tiên tiến gì đi nữa, chúng tôi cũng chịu, làm sao thuyết phục được nhà đầu tư góp vốn vào quỹ khi nhãn tiền họ nhìn thấy là phải chịu phí quản lý, lại phải chịu thuế cao hơn tự đầu tư"."Việt Nam chưa tạo được nền tảng cho sự phát triển ngành công nghiệp quỹ", Ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký VAFI nói.Ở bất kỳ quốc gia nào thì ngành chứng khoán cũng là ngành công nghiệp chủ đạo, trong đó ngành quản lý quỹ trong nước đóng vai trò then chốt. Lực lượng quỹ đầu tư trong nước của các nước phát triển thường chiếm 30-50% giá trị giao dịch và nắm giữ tỷ trọng khá lớn ở các doanh nghiệp được đầu tư. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì hoàn toàn ngược lại. Số công ty quản lý quỹ thì nhiều, nhưng lại có ít quỹ đầu tư hoạt động. Trong 3 năm qua, không một công ty quản lý quỹ trong nước nào huy động được vốn để lập quỹ. Một trong những nguyên nhân chính là chính sách thuế cho quỹ đầu tư quá cao, cao hơn rất nhiều so với hình thức đầu tư trực tiếp, nên quỹ không thể thu hút được vốn. Nguồn :http://taichinh.vnexpress.net/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét